Tóm tắt một số đạo giáo bí ẩn của Thế Giới và Việt Nam

--
----------------------------------
1/ Mao Sơn Tông: Mao Sơn Tông là tên một giáo phái của Đạo giáo, tên đầy đủ là Thượng Thanh Mao Sơn phái, lấy núi Mao Sơn (núi cỏ mao), nằm ở giữa hai huyện Kim Đàn và Cú Dung của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, làm tổ đình. Mao Sơn có tên xưa là Cú Khúc Sơn, Địa Phế Sơn, Cương Sơn, Kỷ Sơn. Đây là ngọn núi thuộc hàng động thiên phúc địa nổi tiếng. Mao Sơn được mọi người biết đến với uy danh đệ nhất khưu tà trừ ma, pháp thần thông quản đại cao siêu và còn lập đàn, bố trận pháp.

- Mao Sơn Tông đã từng có thời kỳ rất phát triển và cũng chia ra các chi phái nhỏ, gồm 4 chi môn chính là Mao Sơn Phù Môn (chuyên về bùa phù lục thuật), Mao Sơn Trận Môn (chuyên về Kỳ Binh Độn Giáp trận đồ thuật), Mao Sơn Pháp Môn (chuyên về Pháp Thuật), và xếp thứ tư là Mao Sơn Quỷ Môn (chuyên về Dưỡng Quỷ thuật) đã bị khai trừ (vì trong chi phái này từng xuất hiện một tà sư ma đầu lợi dụng tà thuật để tranh quyền hại chúng sanh, vi phạm Thiên Đạo). Cho đến nay Mao Sơn không cón phát triển rộng rãi như ngày xưa, do quá trình hiện đại hóa của xã hôi, nhưng vẫn còn những người biết và tìm đến học đạo thuật Mao Sơn. Hiện nay Mao Sơn Tông còn hoạt động ở 3 nơi là Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan.
-----------------------------------
2/ Tông phái khác của Đạo giáo:
a/ Ngũ Đấu Mễ Đạo ( Chính Nhất Đạo): đã trải qua hai cuộc cải cách do đạo sĩ Khấu Khiêm Chi (寇謙之, Bắc Ngụy) và đạo sĩ Lục Tu Tĩnh (陸修靜, Tống Nam Triều) tiến hành. Khấu Khiêm Chi cải cách Ngũ Đấu Mễ Đạo (tức Thiên Sư Đạo) ở phương bắc nên nhánh này gọi là Bắc Thiên Sư Đạo, còn Lục Tu Tĩnh cải cách Ngũ Đấu Mễ Đạo ở phương nam nên nhánh này gọi là Nam Thiên Sư Đạo. Đến đời Tùy thì Nam và Bắc Thiên Sư Đạo hợp nhất làm một. Khoảng đời Đường sử sách không chép rõ diễn biến của Thiên Sư Đạo. Sau đời Đường, cháu của Trương Lăng (tương truyền là Trương Thịnh (張盛), con thứ tư của Trương Lỗ) tiếp tục truyền giáo tại Long Hổ Sơn ở Giang Tây. Núi này dần trở thành một trung tâm truyền bá Thiên Sư Đạo và giáo phái mang tên mới là Long Hổ Tông (龍虎宗) theo tên của nơi truyền đạo là Long Hổ Sơn, cũng gọi là Long Hổ Sơn Thiên Sư Đạo.

b/ Linh Bảo Phái (靈寶派): một Tông phái Đạo giáo Trung Quốc xưa, được hình thành và phát triển sau khi đạo Lão xuất hiện. Linh Bảo Phái (靈寶派) thì nói rằng giáo chủ Cát Sào Phủ (葛巢甫, cháu họ của Cát Hồng) đã có được bộ Linh Bảo Kinh (靈寶經) mà xưa kia Nguyên Thủy Thiên Tôn (元始天尊) đã truyền cho Cát Huyền (葛玄). Cũng theo thuyết này mà Cát Sào Phủ trở thành Tổ khai phái. Linh Bảo Phái cũng tôn Cát Huyền làm Tổ sư.

c/ Thái Bình Đạo (太平道): là một giáo phái thành lập trong giai đoạn đầu của Đạo giáo, xuất hiện từ đời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, triều vua Thuận Đế (tại vị 126-144) về sau, như là kết quả tự nhiên của học thuyết Hoàng Lão và thần tiên phương thuật thịnh hành bấy giờ.

d/ Phái Lư Sơn: (Lu shan or Lu-shan order) Phái này dễ nhận, vì các đệ tử thường quấn khăn đỏ quanh đầu, thổi tù và rung chuông tam cổ linh hay ngũ cổ linh bắt chước phái Mật Tông Chân Ngôn (Phật giáo) khi hành lễ.
--------------------------------
3/ Hắc liên hoa: Hắc liên hoa là một môn phái ẩn chứa rất nhiều bí thuật. Về nguồn gốc xuất xứ, Hắc liên hoa bắt nguồn từ đất nước Chăm pa , từ nền văn hóa đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java . Chăm pa được nhập vào việt nam nhưng nền văn hóa ấy vẫn tồn tại mà không bị mất đi hay bị xóa bỏ , Đạo giáo hắc liên hoa là một lối đi cho huyền thuật của người chăm , có thể nói hắc liên hoa chứa đựng tất cả tinh hoa của người chăm , những giáo lý, quan niệm sống và những phép thuật huyền bí cổ ngữ . Quan niệm của hắc liên hoa là không làm theo những thành tựu của các đạo xưa nay mà chỉ nên truy tìm điều họ đã muốn đi tìm, sự vĩnh hằng và tâm hồn trung chính.

4/ HOÀNG CƠ CHÂN GIÁO:
- Đức Tổ Hoàng Phương Lan là người sáng lập ra Hoàng Cơ chân giáo , một trong những giáo phái huyền bí và huyền thuật nhất Việt Nam. Trải qua hơn 400 năm phát triển , kho tàng kiến thức giáo lý triết học võ học phù thuật tâm linh của Hoàng Cơ rất phong phú, là nền tảng cho hậu thế học tập và phát triển.

------------------------------------

5/ Lương Sơn tiên quán: Đạo quán có địa chỉ tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 45 km. Lương Sơn tiên quán do tu sỹ Nguyễn Tông Nhuệ, một trong số rất ít các vị tu sỹ Đạo giáo ở Việt Nam hiện nay sáng lập và xây dựng. Đạo quán này được hình thành cách đây 2 năm và hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Khác với một số đạo quán khác, nơi bài trí các đối tượng thờ cúng tại Lương Sơn tiên quán là các khu vực trong hang động. So với Sơn Nam quán (Đền Bà Chúa Vực) và Tam Quan quán thì có thể nói Lương Sơn tiên quán có không gian thờ cúng rộng rãi, chính vì vậy, các đối tượng thờ cúng cũng phong phú, đa dạng hơn. Trong chuyến điền dã của chúng tôi vào ngày 12/9 vừa qua, Lương Sơn tiên quán đang xây dựng ban thờ Bà Chúa Thượng Ngàn.

6/ Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ( Hầu Đồng ): Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là việc tôn thờ nữ thần, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, Thánh Mẫu, Mẫu tam phủ, Ngọc Hoàng, tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất.

a/ Thờ Mẫu ở Miền Bắc: Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong kiến một số Nữ thần đã được cung đình hoá và lịch sử hoá để thành các Mẫu thần tương ứng thời kỷ từ thế kỷ XV trở về trước với việc phong thần của nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Mẫu Âu Cơ, Quốc Mẫu Tây Thiên, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương, Đinh Triều Quốc Mẫu.

- Từ khoảng thế kỷ XV trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn.... với các nghi thức một phần ảnh hưởng từ Đạo giáo.

b/ Thờ Mẫu ở Miền Trung: Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực nam Trung bộ, đặc trưng cơ bản của dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar.

c/ Thờ Mẫu ở Miền Nam: Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,....

----------------------------------

7/ Đạo Cao Đài: hay Cao Đài giáo là một tôn giáo độc thần được thành lập ở Miền Nam của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926. Cao Đài là một tôn giáo mới, dung hợp nhiều yếu tố từ các tôn giáo lớn, gồm cả Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Thần Đạo Nhật Bản và cả một số tôn giáo đa thần thời cổ đại, thể hiện qua Ngũ Chi Đại Đạo.

---------------------------------

8/ Các nhánh Phật Tông: Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm tương đồng và khác biệt so với Phật giáo của các nước khác trên thế giới. Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cổ đại nên mang nhiều nét của văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là tôn giáo.

a/ Thiền tông: được Bồ-đề-đạt-ma truyền sang Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6. Theo các nhà nghiên cứu Phật giáo, Thiền tông ngay sau đó không lâu cũng được truyền sang Việt Nam, với dấu ấn của dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Sư vốn là người Ấn Độ, qua Trung Quốc đắc pháp với Tam tổ Tăng Xán rồi đến Việt Nam vào năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (hay chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng thiền này truyền được đến 19 thế hệ.

b/ Tịnh độ tông: là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu dựa trên tha lực của Phật A Di Đà, là chủ yếu, tuy nhiên vẫn có tự lực. Phật Thích Ca Mâu Ni có lần thuyết giảng: "Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước thì nó cũng chìm, nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy mà đặt trên bè thì nó cũng nổi".

c/ Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ. Cũng còn gọi là Lạt Ma tông, Mật tông là sự hợp nhất giới luật của thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) và nghi thức tác pháp của Kim Cương thừa. Bước quyết định trong nghi thức này là lễ Quán Đỉnh (Abhiseka) do một vị sư cả (guru hay "lạt ma") ban phép cho người đệ tử được nhập thiền định tâm vào một vị Phật cụ thể bằng cách đọc chân âm (mantra), suy niệm đồ hình Mạn đà la (mandala) và thực thi ấn quyết (mudra) để đạt đến độ thăng hoa loại bỏ ý niệm nhị nguyên (duality) để nhập vào Chân Như, vào cõi Không.

d/ Nam tông: Phật giáo Nam tông được truyền rất sớm vào Việt Nam do các tổ sư Ấn Độ truyền bá nhưng đến khi Đại thừa truyền vào từ Trung Quốc thì dần dần thay thế Phật giáo Nam truyền. Hiện nay Phật giáo Nam tông phát triển mạnh ở miền nam chủ yếu là Phật tử đồng bào dân tộc Khmer. Mãi đến cuối những năm 1930, thì các sư Hộ Tông, Bửu Chơn, Thiện Luật... truyền bá Phật giáo Nam tông từ Campuchia. Hiện nay, Phật giáo Nam tông (Theravada) là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

------------------------------

9/ Bà-la-môn: hay brahmin (zh. 婆羅門, sa., pi. brāhmaṇa) là danh từ chỉ một đẳng cấp Đạo Bà-La-Môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca. Đạo Bà-La-Môn bắt nguồn từ Vệ-Đà giáo (cũng phiên âm là Phệ-Đà giáo) ở Ấn Độ, một tôn giáo cổ nhất của loài người. Đạo Bà-La-Môn hình thành trên cơ sở Vệ-Đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn. Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.

10/ Kỳ Na giáo, Kì-na giáo (chữ Hán: 耆那教) hay là Jaina giáo (tiếng Anh: Jainism), là một tôn giáo của Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Kinh Vệ-đà, mặc dù trong số những vị mở đường ấy có Rsabha, Agitanàtha và Aritanemi; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong kinh Yagur-Veda.

---------------------------------------

11/ Bahá'í giáo: là một tôn giáo có khoảng 5-7 triệu tín đồ ở khắp mọi nơi. Baha’i, theo cổ ngữ Ả Rập nghĩa là "người noi theo vinh quang (của Thượng đế)", ra đời năm 1863 tại Ba Tư (nay là Iran). Người sáng lập tôn giáo Baha’i là Baha'u'llah (1817-1892) (có nghĩa là vinh quang của Thượng đế). Tôn giáo Baha’i bắt nguồn từ phong trào tôn giáo Babi ra đời ở Ba Tư, kéo dài từ năm 1844-1852. Người sáng lập tôn giáo Babi là Báb, người đã tiên đoán sự xuất hiện của Baha'u'llah.

12/ Hỏa giáo: Hỏa giáo hay Bái hỏa giáo (cũng còn được gọi là Hiên giáo, Hỏa hiên giáo, Đạo Zoroast, Đạo Mazda hay Mazde, tôn giáo do nhà tiên tri Zoroaster (Zarathushtra) sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại. Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại với bộ kinh chính thức là kinh Avesta (Cổ kinh Ba Tư) tôn vinh thần trí tuệ Ahura Mazda là thần thế lực cao nhất.

13/ Sikh giáo: Tích-khắc giáo hay Sích giáo theo phiên âm Hán Việt, cũng gọi là đạo Sikh, đạo Sích do Guru Nanak sáng lập vào thế kỷ 15 tại vùng Punjab, truyền dạy những giáo lý của Guru Nanak. Những khai thị của Guru Nanak và các Guru tiếp theo (cùng với những Thánh Hindu hiện đại và các vị Thánh Hồi giáo khác), được Guru viết thành những câu thơ trong kinh thánh của đạo Sikh, Guru Granth Sahib.

14/ Hồi giáo: là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới, với khoảng 1,5 tỷ tín đồ, chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và rải rác ở khắp nơi trên Trái Đất. Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ VII, do Muhammad sáng lập. Cũng như Ki-tô giáo, Hồi giáo thờ phụng một vị Thượng đế duy nhất, không công nhận có những thần thánh nào khác. Nhưng đạo Hồi khác biệt ở chỗ: Muhammad được tín đồ coi là Đấng Tiên tri, sứ giả của Thượng đế chứ không phải là Chúa như Giê-su đối với người Kitô giáo (Hồi giáo cũng chỉ nhìn nhận Giê-su là Đấng Tiên tri chứ không nhìn nhận ông là Chúa). Hồi giáo coi Muhammad là Đấng tiên tri cuối cùng và hoàn thiện nhất, sau các Đấng tiên tri trước đó là Adam, Abraham, Moses và Giê-su.

--------------------------------------

15/ Kitô giáo: với ba nhánh chính là Công giáo, Chính thống giáo và Tin Lành, là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới, khoảng 2,1 tỷ tín đồ, chủ yếu ở Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu và rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới. Kitô giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo ở Trung Đông và do Giê-su sáng lập. Kitô giáo theo thuyết độc thần thể hiện ở quan điểm về Thiên Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha - Đấng Tạo hóa; Đức Chúa Con (Jesus Christ) - Đấng Chuộc tội và Đức Chúa Thánh Thần - Đấng Thánh hoá.

16/ Do Thái giáo: cũng hình thành ở vùng Trung Đông như Hồi giáo và Kitô giáo vào thời kỳ Đồ Sắt (khoảng 2000 năm trước Công nguyên). Mặc dù chỉ có khoảng 14 triệu tín đồ, chủ yếu ở Israel, Mỹ và châu Âu nhưng Do Thái giáo là một tôn giáo quan trọng vì đã tạo nền tảng lịch sử cho sự hình thành của Kitô giáo và Hồi giáo. Do Thái giáo do Abraham, tổ phụ và là nhà tiên tri của người Do Thái sáng lập.

17/ Nhân Chứng Giê-hô-va là một tôn giáo mà niềm tin của họ dựa trên Kinh Thánh Ki-tô giáo. Nhiều giáo lý của tôn giáo này khác biệt với các giáo lý của các giáo phái Ki-tô giáo khác, như họ không công nhận giáo lý Một Chúa Ba Ngôi, Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa, hình phạt đời đời trong hỏa ngục, linh hồn bất tử, sau khi chết được lên trời, v.v

---------------------------------------

18/ Thần đạo: hay Thần giáo là tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc Nhật Bản.

19/ Nho giáo: hình thành ở Trung Quốc và do Đức Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên) sáng lập. Có ít nguồn số liệu thống kê về các tín đồ Nho giáo nhưng ước tính có hơn 150 triệu người là tín đồ của tôn giáo này và số người chịu ảnh hưởng còn nhiều hơn nữa.

20/ Voodoo: Voodoo ở Tây Phi thu hút khoảng hơn 30 triệu tín đồ, phổ biến ở các quốc gia như Ghana và Benin. Bên cạnh đó cũng có giáo phái Voodoo Louisiana, xuất hiện chủ yếu ở Lousiana và miền đông bắc Hoa Kì. Mặc dù có nguồn gốc là từ Châu Phi nhưng sau đó nó đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ những người định cư Tây Ban Nha, Pháp cũng như Creole. Một nhánh nữa là Voodoo Haiti. Những tín đồ Voodoo thường bị “buộc tội” là có khả năng ra lệnh cho các linh hồn để đạt mục đích của mình. Voodoo là tôn giáo gốc của người Hồi giáo, trong khi hoodoo là kết quả của sự đàn áp và đàn áp tôn giáo.

21/ Thông thiên học là một tôn giáo được thành lập tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX. Nó được thành lập chủ yếu bởi những người nhập cư Nga Helena Blavatsky và rút ra những lời dạy của nó chủ yếu từ các tác phẩm của Blavatsky. Được các học giả tôn giáo phân loại là phong trào tôn giáo mới và là một phần của người theo thuyết huyền bí dòng Bí truyền phương Tây, nó dựa trên cả những triết lý cũ của Châu Âu như Chủ nghĩa tân sinh và các tôn giáo châu Á như Ấn Độ giáo và đạo Phật.
-------------------------------

-- Các loại bùa ngải nổi tiếng trong tín ngưỡng

1/ BÙA MIÊU QUỶ: Miêu Quỷ hay còn được gọi là Ma Mèo. Người ta nói rằng, khi một con mèo già được các phù thủy cổ đại lựa chọn để nuôi, chúng sẽ bị giết và được yểm những thứ tà thuật lên người để giúp những linh hồn ác quỷ có thể trú ngụ lên cơ thể những con mèo đã chết. Từ đó có thể sử dụng những con mèo này như một loại bùa ngải để đi hại người. Được biết đây là một loại bùa chú vô cùng đáng sợ, nếu nó được yểm vào ai thì người đó sẽ trải qua những thứ đạng sợ nhất rồi từ từ héo mòn mà chết.

2/ Thiên Linh Cái: Thiên Linh Cái được hầu hết những người thờ thần, theo đuổi các giá trị tâm linh và tìm hiểu về tâm linh cho là loại bùa tàn nhẫn và nguy hiểm nhất. Tương truyền, muốn luyện thiên linh cái, thầy pháp cần có xác của một cô gái đồng trinh để luyện. Quy trình luyện phức tạp khi thầy pháp phải “ăn ngủ” bên mộ phần của xác chết vài tháng trời, cúng bái đầy đủ và phải thuộc những câu chú để đọc hằng đêm. Tuy nhiên, rất ít người thực sự dám luyện Thiên Linh Cái vì giới tu luyện kháo nhau rằng, không đủ đạo hạnh mà đụng đến thứ bùa chú trên thì sẽ bị “quật chết”.

3/ Kumanthong (Quỷ Linh Nhi): Kumanthong hay Kuman Thong là một loại bùa ngải huyền bí của đất Thái Lan. Ban đầu, Kumanthong được tạo ra vì lòng trắc ẩn của các nhà sư Thái Lan khi thấy linh hồn những đứa trẻ chết oan không được siêu thoát.Các nhà sư sẽ lấy xác chết của trẻ sơ sinh và sử dụng xương hoặc lông, tóc của chúng để tạo thành các mẫu bùa hộ mệnh. Đối với những em bé chưa sinh (có nghĩa là chết trong bụng mẹ) sẽ được đưa vào hình tượng em bé.

4/ Bùa Lỗ Ban: Lỗ Ban là tên của một vị đạo tổ của ngành thợ mộc ở bên Trung Hoa, vì là người nước Lỗ có tên huý là Ban cho nên gọi là Lỗ Ban. Lỗ Ban tiên sư là người đã chép lại rất nhiều các loại sách dạy về cách thức xây nhà, làm vật dụng cho nên các thợ xây sau này tôn lên làm ông tổ nghề, trong các bản sách truyền cho hậu thế ngài có chỉ dạy thêm về các bùa chú, trừ tà hay chữa bệnh chính vì lẽ đó nên gọi các bùa chú này là bùa Lỗ Ban.


Ảnh Mẫu Thiên Tiên

-- Các loại cây ngải truyền thuyết: Có hơn 800 loài ngải từ nguyên thủy tới giờ mỗi loại có đặc tính khác nhau, có loại kịch độc có loại như thần dược, có loại có những mùi hương đặc trưng… tùy vào đặc tính của ngải mà người ta sử dụng vào việc gì, nhưng nổi tiếng nhất là 5 loại huyền thoại.

1/ Phù phấn ngải: Đây là một loại thực vật giống hoa lan đất nhưng có bộ rễ lớn hơn, thường mọc trong rừng thẳm. Loại ngải này có một lớp bột mịn phủ trên lá, nếu ai vô ý đụng phải sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu, sau đó toàn thân sưng phù. Khi tìm được, phải loại bỏ lớp phấn độc bên ngoài một cách rất khéo rồi đem trồng vào chậu đất nung, cho các chất tượng trưng cho Ngũ hành vào (gồm có đất núi, diêm sinh, sắt, gỗ mục, muối biển).

2/ Bạch đại ngải: Người ta cho rằng Bạch đại ngải mọc ở đâu thì các loài thú dữ đều hoảng sợ và không dám sinh sống ở quanh đó. Nếu ai đó trồng loại ngải này mà không biết về tu luyện thì sẽ nguy hại cho bản thân.

3/ Mê tâm ngải: Cây mê tâm lá màu xanh sẫm to bản, hình cái kiếm, hoa màu tím đen có đốm trắng, có mùi hắc rất khó chịu. Người trúng ngải này sẽ mất ăn mất ngủ, tâm thần bất loạn.

4/ Huyết nhân ngải: Muốn tìm được Huyết nhân ngải, phải đợi vào đêm, khi ngải ửng lên màu đỏ như máu mới có thể nhìn thấy và nhổ được vì ban ngày lá cây màu xanh như bình thường. Hoa của loài ngải này nhỏ li ti và có màu đỏ như những giọt máu.

5/ Mai hoa xà vương ngải: Theo những tài liệu về bùa ngải thì loài này có thân mềm mại, lá xanh đốm vàng trông như rồng cuốn. Hoa nở sắc vàng, hồng rực rỡ, có mùi hương vô cùng quyến rũ. Xung quanh cây có nhiều rắn chúa Mai hoa đến ở mới có tên như vậy.

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn